Tôi (Scott Dietzen) đã có cơ hội phát biểu tại hộ nghị các nhà lãnh đạo công nghiệp mới (NILS) ở Nhật Bản vào thứ năm tuần trước (thời điểm năm 2006). Một t thành viên đã gửi cho tôi một câu hỏi hay nhất mà tôi từng được hỏi: “Nếu phần mềm mã nguồn mở, phần mềm như một dịch vụ (saas), và công nghệ web 2.0 đang làm giảm tổng chi phí chủ sở hữu (TCO) như anh nói thì liệu nó cũng làm cho ngành công nghiệp phần mềm bị thu hẹp lại không?”. Đây là câu hỏi mà tôi đã từng nghe trước đây, khi mà chúng tôi tại Zimbra quyết định chọn đi theo hướng mã nguồn mở, một số bạn bè cũ của tôi trong ngành phần mềm nghĩ rằng cuối cùng thì chúng tôi sẽ có thể lấy mất thị phần của họ”.

Câu trả lời của tôi là KHÔNG. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào tìm hiểu lý do tại sao, tôi muốn nói rằng NILS là một sự kiện tuyệt vời – xua tan quan niệm về Nhật Bản như là một quốc gia trong đó các kỹ sư thông minh, chăm chỉ dành phần lớn thời gian làm việc trung thành cho các công ty lớn. Thay vào đó, tôi tìm thấy một cộng đồng mã nguồn mở đang phát triển và các doanh nhân nhiệt tình.

(Năm 2006 là năm mà Uber khởi nghiệp).

Bây giờ trở lại chủ đề ban đầu. Nếu các thành phần của phần mềm (bao gồm mọi thứ từ người dùng, máy chủ, v.v….) có chi phí giảm, vậy thì cả ngành công nghiệp của chúng ta sẽ co cụm lại không?

(1) KHÔNG. Bởi vì chúng ta sẽ bù lại bằng số lượng. Microsoft đã trở thành công ty máy tính giàu nhất trong lịch sử, đồng thời giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận tổng thể của phần mềm. Mã nguồn mở rất thú vị vì ngành công nghiệp hiện nay có một mô hình phân phối nhằm cung cấp phần mềm vượt ra ngoài tầm với của Windows và Office (ví dụ trình duyệt điện thoại của Nokia vừa được mở mã nguồn). SaaS (còn được gọi là dịch vụ phần mềm theo nhu cầu) cũng giúp mở rộng đối tượng sử dụng phần mềm – Yahoo!, Google, MSN chính là các site dịch vụ SaaS. SaaS không chỉ dành cho người tiêu dùng phổ thông: Saleforce đã đạt được thành công lớn cho đến nay không phải vì nó thay thế Siebel (một sản phẩm CRM của Oracle) mà là vì nó giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận với CRM thay vì quản lý khách hàng trên bảng tính exel.

(2) KHÔNG. Bởi vì chúng ta sẽ bù lại bằng sự đổi mới. Nếu trong thâp kỷ tới, tất cả chúng ta trong ngành công nghiệp phần mềm chỉ đạt được việc viết lại mã nguồn mở theo chuẩn Web 2.0 cho các ứng dụng cũ thì ngành công nghiệp chúng ta xứng đáng bị co cụm lại. Cách thức để nền công nghiệp của chúng ta phát triển không phải là thực hiện lại những gì đã làm trước đó, mà là làm những điều mới mà cải thiện đáng kể những thứ cũ. Tin tốt là các rào cản đối với sự sáng tạo, đổi mới chưa bao giờ được hạ thấp đến vậy: các ý tưởng phần mềm mới được hiện thực hóa nhanh chóng thông qua việc tái sử dụng các khối mã nguồn mở có sẵn, và liên kết các dịch vụ Internet.

Vì vậy, nếu lần tiếp theo bạn nghe thấy một nhà cung cấp phần mềm rên rỉ về mã nguồn mở, SaaS, hoặc Web 2.0 làm suy yếu hoạt động kinh doanh của họ, hoặc nói rằng mã nguồn mở là không đáng tin cậy, hãy nói anh ta ngưng công kích và phàn nàn về mã nguồn mở lại, hãy cố gắng mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Bên cạnh các mô hình kinh doanh mới, các thuật ngữ tiếp thị hào nhoáng, thì đơn giản là các công ty nào mang lại nhiều giá trị cao hơn cho khách hàng sẽ phát triển, các công ty nào không xứng đáng sẽ bị thu hẹp.

Nguồn: Zimbra Blog